Cách nghe số liệu trong phần thi IELTS Listening

I. Nghe số liệu trong IELTS LISTENING khó hay dễ?

Lưu ý:

  • Nghe số liệu trong IELTS LISTENING là một nội dung vừa dễ, vừa khó.
  • Dễ là do đa số những gì phải nghe rất quen thuộc (0-9)
  • Khó là số điện thoại thường khá dài và nếu không tập phản xạ nhanh thì rất dễ bỏ lỡ một vài chữ số nào đó. Chỉ cần nghe sai một chút thôi có thể bị mất điểm hoàn toàn trong câu hỏi ấy

II. Cách nghe số liệu trong IELTS LISTENING.
Gợi ý các cách giúp thí sinh có thể nghe rõ được số liệu trong IELTS LISTENING như sau:

1. Chỉ viết con số

Lưu ý: Thay vì tự làm khó mình và viết từng chữ số như “eight” thì hãy chỉ viết “8” để luyện cách vừa nghe vừa take note lại nhanh, nếu ghi eight thì sẽ nghe không kịp

2. Không dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt khi nghe số

  • Một trong những lí do khiến thí sinh nghe không kịp số liệu trong bài thi IELTS LISTENING là do thí sinh có xu hướng dịch qua tiếng việt. Ví dụ nếu bài nghe speaker nói 0932 thì thay vì luyện phản xạ ghi theo những gì speaker đọc, thí sinh lại hay dịch thầm trong đầu ví dụ zero là số không nên ảnh hưởng đến tốc độ take note.
  • Để cải thiện vấn đề này thì chúng tôi khuyên luyện tập nghe số thì take note xuống luôn những gì nghe được chứ không dịch thầm trong đầu eight là số tám nữa nhé. 

3. Đọc thật kĩ đề để xác định câu hỏi nào cần điền số liệu

  • Kĩ năng quan trọng nhất trong IELTS LISTENING chính là kĩ năng đọc thật kĩ câu hỏi & xác định keywords để khoanh vùng đoạn văn chứa đáp án khi speaker nói đến đáp án 
  • Đối với dạng câu hỏi yêu cầu số liệu, một vài loại câu hỏi phổ biến dạng này là:
  • Câu hỏi về số điện thoại
  • Về địa chỉ nhà
  • Về giá cả
  • Về thời gian

Ví dụ: nếu gặp câu hỏi “What is the cost of the ticket?, nên chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe những con số.

4. Tránh bẫy IELTS LISTENING (Con số đầu tiên nghe thấy chưa chắc là câu trả lời)

  • Rất nhiều bạn thí sinh  thường ngay lập tức cho rằng số liệu đầu tiên mình nghe thấy chính là câu trả lời (và đây chính là bẫy của đề thi IELTS LISTENING).
  • Thông thường đề bài sẽ đưa ra một loạt số liệu và thí sinh cần phải xác định cái nào là câu trả lời mà mình cần và thí sinh cần phải nghe đầy đủ nội dung câu hỏi để không bị mắc bẫy.

Xét ví dụ:

  • Câu hỏi đề cho: What is your address now?
  • Có vài thí sinh hẳn sẽ ngay lập tức mặc định key word ở đây là “address” và chỉ tập trung vào keyword này. Tuy nhiên cần lưu ý đến “now” vì có thể trong bài nghe sẽ đề cập đến 2 địa chỉ: một của nhà cũ và 1 của nhà hiện tại.