Nhưng bạn yên tâm, vì các giám khảo cũng đã quen với điều này. Chính vì thế, họ không yêu cầu bạn phải trả lời giỏi như một chuyên gia, thậm chí họ còn không mong đợi bạn có một câu trả lời quá logic và đúng cấu trúc. Mà đơn thuần họ chỉ đánh giá dựa trên khả năng nói trôi chảy, không bị vấp, từ vựng phong phú và phát âm tốt...

Kinh nghiệm luyện thi IELTS SPEAKING - Làm thế nào để ghi điểm cao trong IELTS SPEAKING

Bởi vậy để đạt Band điểm cao hơn trong phần thi cũng không quá khó, bạn chỉ cần luyện tập thật chăm chỉ và mở rộng vốn từ vựng của mình. Cùng Maxlearn áp dụng 10 mẹo luyện nói hàng đầu để tăng điểm IELTS của bạn.

1. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Bí quyết quan trọng nhất để mang lại sự tự tin và điểm số cao cho bạn trong bài thi IELTS Speaking đó là luyện tập thật nhiều. Hãy luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, biến nó thành phản xạ và làm bài nói của bạn thêm tự nhiên.

Luôn nhớ 1 trong 4 tiêu chí chấm điểm Speaking là Fluency (sự lưu loát), mà điều này chỉ có được khi chúng ta luyện tập và sử dụng tiếng Anh mỗi ngày. Cũng giống như hành trình để trở thành một vận động viên giỏi, có nghĩa là không thể chỉ dùng tư duy nghĩ là có thể giỏi được mà chúng ta cần phải rèn luyện miệt mài và chăm chỉ. 

“Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, chẳng ai có thể vừa học đã giỏi. Chính vì thế đừng chần chừ, hãy tìm ngay cho mình một partner để cùng luyện nói tiếng Anh hàng ngày. Còn trong trường hợp không có partner, bạn hãy tự luyện tập trước gương và ghi âm câu trả lời của mình và nhờ người khác sửa lại nhé.

Nhưng lưu ý là bạn không nên nói quá nhanh và chú ý vào cách sử dụng ngữ pháp để tránh rơi vào tính huống bị trừ điểm. Bạn cần tìm một điểm cân bằng tránh việc nói quá nhanh và dừng quá lâu để không bị mất điểm đáng tiếc nhé!

2. Thực hành trả lời các câu hỏi mẫu
Thông thường, bạn sẽ được hỏi về các chủ đề hàng ngày, chẳng hạn như công việc, học tập, thể thao, gia đình... Vì vậy, bạn nên thử trả lời các câu hỏi IELTS Speaking trước kỳ thi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chúng đơn giản! Bạn chỉ cần học từ vựng phù hợp và hiểu câu trả lời bạn sẽ đưa ra.

3. Đặt câu hỏi một lần nữa
Trong trường hợp bạn không nghe rõ câu hỏi hay muốn làm rõ điều gì đó, đừng ngại. Bạn sẽ không bị giám khảo trừ điểm đâu.

4. Trả lời dựa trên trải nghiệm của chính bạn
Hãy trả lời một cách chân thật! Sử dụng cảm nhận và trải nghiệm của chính bản thân để trả lời. Điều này sẽ giúp bài nói của bạn tự tin hơn và cũng dễ dàng mở rộng được bài nói của mình. Thể hiện cảm xúc của bạn như bạn sẽ làm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

5. Mở rộng và phát triển bài nói của bạn
Thí sinh cần cố gắng nói tối thiểu nhiều hơn giám khảo. Nếu giám khảo hỏi 1 câu thì bạn đừng chỉ đáp lại bằng một câu. Bởi nó sẽ bị cụt lủn và mang tính chất thông báo. Không thể hiện chiều sâu của câu trả lời và không được đánh giá cao.
Bạn có thể mở rộng vấn đề bằng dưa trên công thức:

  • Ideal (nêu ý tưởng, ý kiến)
  • Explain (giải thích lý do chọn)
  • Example (Đưa ra ví dụ minh họa)

Tuân thủ theo công thức này sẽ làm câu trả lời của bạn dài hơn, logic và chặt chẽ hơn. Bạn sẽ không bao giờ còn rơi vào tình trạng bí ý tưởng nữa.

Sample:

Examiner: Do you do any sport?
Candidate: No, I don't like sports... [Don't stop there!] 
I'm not a very active person and I've never liked sport in school. But I like playing intellectual games instead. For example, I find chess very interesting.

6. Hãy mạch lạc
Bạn cần tập trung sử dụng các từ và cấu trúc liên kết. Ví dụ các cụm từ như  however,  nevertheless, all in all, moreover... sẽ làm phong phú bài nói của bạn.

7. Hãy cho mình thời gian để suy nghĩ
Nếu bạn không chắc làm thể nào để trả lời câu hỏi một cách đầy đủ và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng "chiến thuật câu giờ" để kéo dài thời gian suy nghĩ, bằng cách paraphase lại câu hỏi của giám khảo. 

Sample:

Examiner: What was your favourite book in the childhood?
Candidate: What book did I like as a child? Let me see...

Hoặc bạn có thể xin giám khảo vài giây để suy nghĩ trước khi trả lời. Nhưng nhớ đừng xin quá lâu nhé, bởi bạn sẽ bị trừ điểm đó.

8. Nếu bạn mắc lỗi! Đừng hoảng sợ.
Việc mắc lỗi khi nói tiếng Anh là một chuyện hết sức bình thường, kể cả với người bản xứ. Vì vậy, khi phát hiện ra lỗi sai của mình bạn đừng sợ hãi, nó sẽ làm bài nói của bạn mất tự nhiên và làm suy nghĩ của bạn bị rối loạn. Làm ảnh hưởng đến độ liện mạch của bài nói.

Thay vào đó, hãy cứ tiếp tục phần trình bày của mình một cách tự nhiên nhất. Ghi nhớ lỗi sai và tránh không lặp lại lỗi này. Chắc chắn bạn sẽ được giám khảo đánh giá cao hơn đó.

9. Tips for IELTS Speaking: Tạo ấn tượng tốt ban đầu
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Trang phục thoải mái, không có mùi cơ thể, nụ cười thân thiện luôn nở trên môi... Không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin mà còn giúp gây thiện cảm với giám khảo để đi một đoạn được xa vượt qua bài thi IELTS Speaking một cách dễ dàng.

10. Đừng cố học thuộc lòng câu trả lời:
Vì là những người có chuyên môn cao và tham gia rất nhiều kỳ thi IELTS thực tế nên giám khảo có thể dễ dàng xác định xem bạn đang nói thoải mái hay bạn cố trả lời câu hỏi như bạn đã học thuộc trước khi kiểm tra.

Đây là một ý tưởng tồi, bởi giám khảo sẽ bất ngờ thay đổi những câu hỏi sau đó để khiến bạn bộc lộ bản thân mình. Bạn sẽ cảm thấy lúng túng vì học lệch tủ đấy.

Bên cạnh đó, với kho bài mẫu khổng lồ, việc học thuộc sẽ vô cùng khó khăn và nhàm chán. Khiến bạn không thể áp dụng vào bài học sau này.

Thay vào đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn học các từ và collocations riêng biệt và áp dụng chúng trong bài phát biểu của bạn.

Hy vọng với 10 Tips IELTS Speaking đáng giá trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Speaking sắp tới và chinh phục được band điểm mà bạn mong muốn! Chúc các bạn thành công!