Hướng dẫn chi tiết cách viết Process/Diagram IELTS Writing Task 1
Dạng bài IELTS Writing Task 1 khiến khá nhiều thí sinh thoạt nhìn phải e ngại. Nhưng với những hướng dẫn chi tiết của thầy cô đến từ Maxlearn dưới đây, bạn có thể dễ dàng phân tích và hoàn thiện bài viết với bất kì đề bài nào.
Process (Quy trình) là một trong những dạng bài IELTS Writing Task 1 khiến khá nhiều thí sinh thoạt nhìn phải e ngại. Nhưng với những hướng dẫn chi tiết của thầy cô đến từ Maxlearn dưới đây, bạn có thể dễ dàng phân tích và hoàn thiện bài viết với bất kì đề bài nào.
1. Tổng quan về dạng bài Process trong IELTS
1.1. Process là gì?
Process (Quy trình) hay Diagram là một dạng bài trong Task 1 của phần thi IELTS Writing module Academic. Dạng bài Process yêu cầu thí sinh mô tả một quá trình hoặc quy trình nào đó theo biểu đồ hay hình vẽ cho trước. Process có 2 dạng chính:
Natural process : Là quá trình xảy ra ngoài tự nhiên, tự bản thân nó thực hiện, không có tác động của con người. Ví dụ: vòng đời của cá, vòng tuần hoàn của nước,…
Dạng bài natural process (đề thi thật 2019)
Man-made process (Manufacturing process): Là quá trình sản xuất nhân tạo, có sự tham gia của con người, máy móc. Ví dụ: quy trình sản xuất gạo, quy trình làm chocolate,…
Dạng bài man-made process (Đề thi thật 14.03.2020)
1.2. Viết bài Process có khó không?
Process không khó đến vậy. Tuy nhiên, vì tần suất xuất hiện trong bài thi không cao nên nhiều thí sinh chủ quan không ôn tập. Đến lúc vào phòng thi, thí sinh dễ bị “đứng hình” không biết viết gì do thiếu sự chuẩn bị. Vô hình trung, việc này gây ra lầm tưởng rằng Process rất khó.
Trên thực tế, nhiều người còn cho rằng Process dễ viết hơn các dạng khác. Cụ thể, bạn hãy tham khảo các bước viết Process dưới đây nhé.
1.3. Kiến thức cần có để viết Process
Câu bị động
Câu bị động được sử dụng trong ngữ cảnh mà chủ thể gây ra hành động không quan trọng hoặc không quan trọng bằng đối tượng chịu tác động của hành động. Ví dụ, với biểu đồ số 2, ta có thể viết:
- The lorry transports the raw materials to the factory.
- The raw materials are transported to the factory.
Việc chuyển đổi linh hoạt giữa câu chủ động và bị động cũng giúp bài viết của thí sinh được đánh giá cao hơn.
Từ nối chuyển tiếp thông tin
Ở thân bài, thí sinh cần miêu tả tuần tự từng bước trên biểu đồ, vì thế cần sử dụng những câu dẫn dắt, câu nối thật đa dạng. Một số loại từ nối tiêu biểu cần lưu ý là:
Bước đầu tiên:
Firstly/First/ First of all/To begin with/ To start with/ …
In the first/initial stage….
The first step/stage is/involves…
The ____ process starts/begins/commences with…
Các bước tiếp theo
Afterwards/ Then /Next/After that/ Subsequently/At the next stage…
Following ____ is….
…, followed by… (dùng cho câu phức)
Bước cuối
In the end/Finally…
The___ process ends with…
Paraphrase
Paraphrase – viết lại câu là một kỹ năng quan trọng trong Writing nói chung và Task 1 Process cũng không ngoại lệ. Khi paraphase, cần theo sát những từ chú thích sẵn trên biểu đồ. Đối với các từ chuyên ngành hay yêu cầu sự chính xác, ta có thể chọn cách giữ nguyên (ví dụ từ ferment – lên men – rất khó để paraphrase) . Thay vào đó, ta có thể thay đổi những từ thông dụng hơn như đóng gói, đập, cắt, xẻ, nghiền,…
2. Ba bước để viết bài Process
Cấu trúc để viết Process cũng tương tự như cấu trúc 3 phần của bài Task 1. Dưới đây là 3 gợi ý để giúp bạn tiếp cận dạng bài Process dễ dàng hơn.
2.1. Nhận diện Process
Khi nhận được đề bài, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu dưới đây:
- Process này là kiểu linear (tuyến tính, theo đường thẳng) hay cyclical (tuần hoàn)
- Process này có bao nhiêu bước?
- Bắt đầu từ đâu? Kết thúc ở đâu?
Câu trả lời cho ba câu hỏi trên sẽ giúp bạn có ngay Overview:
Sample overview: “The (name of process) is a linear process which consists of x steps/a number of steps, beginning with (describe step 1) and ending/culminating with (describe last step).”
2.2. Tìm từ vựng
Yếu tố gây sững sờ nhất của dạng bài process đó là đôi khi chúng ta không biết phải dùng từ gì để miêu tả những quy trình diễn ra trên hình vẽ. Từ các từ vựng đã cho sẵn và từ tìm thêm, hãy lọc ra:
- Những từ có thể dùng làm danh từ (nguyên liệu hoặc chủ ngữ/tân ngữ cho câu)
- Những từ miêu tả hành động (thường xuất hiện trên hình vẽ ở dạng V-ing, hoặc thể danh từ của một hành động). Hãy sử dụng chúng làm action verb/vị ngữ và tìm động từ đồng nghĩa để paraphrase.
Vậy là bạn đã có đầy đủ “nguyên liệu” đặt câu (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ) để viết Thân bài rồi đấy.
2.3. Sử dụng từ nối
Với bước này, hãy tham khảo danh sách từ nối đã được đề cập ở phần 1.3 nhé.
Chú ý: không nên lạm dụng từ nối, nên sử dụng một cách thật uyển chuyển các cấu trúc khác nhau, vận dụng những mẫu câu khác nhau.
Nếu chỉ bám theo những thông tin được cung cấp trên biểu đồ mà không linh hoạt ngôn từ, mẫu câu, thí sinh thường chỉ có thể đạt mức 6.0 hoặc thấp hơn. Muốn học cách viết Writing Task 1 Process từ A đến Z và trau chuốt cho bài viết để hướng đến band cao hơn, bạn hãy tham khảo các khóa học IELTS tại Maxlearn nhé!