Nếu chỉ còn 1 tuần nữa là thi IELTS thì nên làm gì?

1. Chuẩn bị chung

1.1. Tìm hiểu về kỳ thi và bài thi IELTS
Hãy vào ngay trang web của các đơn vị tổ chức thi (IDP và Hội đồng Anh), sẽ thấy những thông tin cụ thể và cần thiết nhất như giới thiệu chung về kỳ thi, cơ cấu đề thi, câu hỏi mẫu, tài liệu tham khảo, lời khuyên cho thí sinh,…. 

1.2. Dành thời gian ôn luyện
Cố gắng dành riêng 3-4 giờ mỗi ngày ở một nơi yên tĩnh, biệt lập để không bị quấy rầy, tắt chuông điện thoại. Nên là buổi sáng từ khoảng 8-12g là tốt nhất, vì đó là lúc kỳ thi thật diễn ra, đồng hồ sinh học của bạn sẽ (phần nào) làm quen với áp lực và tránh bị mệt mỏi không đúng lúc. 

1.3. Tài liệu gợi ý bạn tham khảo
Nên xem mấy quyển Cambridge IELTS 7, 8, 9, 10  kèm thêm mấy chữ pdf / ebook / CD / audio / mp3 để có thể tải được cả sách lẫn file nghe. 

Các quyển này có các bài test mức độ khó gần ngang ngửa với đề thi thật, lại do đơn vị đồng tổ chức và sở hữu kỳ thi IELTS xuất bản, nên mỗi ngày làm khoảng 1 bài là được.

Đừng tham, tải hay mua cả đống sách về rồi…để đó không rờ tới. Giải quyết từng quyển một, thời gian bây giờ là vàng, đừng phí phạm lung tung. 

1.4. Làm test
Điều quan trọng là mỗi ngày phải làm một bài test đầy đủ tất cả các phần và dừng bút ngay khi hết thời gian

Tập làm quen với áp lực, biết khi nào cần làm gì (vd đọc câu hỏi phần Nghe Section 3-4 khi người ta đọc Direction), 

Nhận diện câu hỏi nào dễ để tập trung đầu tư thời gian trong phần Đọc 

Phân chia thời gian hợp lý khi viết task 1 và task 2. 

Phần Viết cần có answer sheet để bạn tập canh số từ, số dòng cho đủ yêu cầu tối thiểu, tránh vừa viết vừa lo sợ thiếu từ, hoặc bài viết không cân đối giữa các phần (quá dài hay quá ngắn). 

Phần Nói, nếu không tìm được ai luyện cùng thì bạn có thể tự nói một mình rồi ghi âm, sau đó nghe lại hoặc nhờ người khác góp ý dùm.

1.5. Kiểm tra đáp án
Đáp án phần Nghe và Đọc ở cuối sách, nhớ cương quyết chỉ cho mình đúng khi câu trả lời giống đáp án chính xác 100%. Dù khác nhau chỉ một dấu phẩy, một con số, một chữ “s” thì sẽ là câu trả lời sai.

2. Các kĩ năng

2.1. LISTENING

  • Hiểu cặn kẽ nội dung và lí do chọn đáp án
  • Học thêm collocation và từ vựng hay ho cho chủ đề đó ( collocation, family words, cách dùng,...) để có thể áp dụng cho Writing

2.2. READING

  • Check đáp án và tìm nguyên nhân, cách khắc phục
  • Đặt đúng thời gian 15-20p cho mỗi bài làm. 

2.3. SPEAKING

  • Part 1: Không cần quá show off mà hãy nói tự nhiên
  • Part 2: Cố gắng thoải mái tâm lý như đang kể chuyện, nên gom các topic giống nhau theo chủ đề để biến hóa khi đi thi, ghi âm và nghe lại để tự sửa lỗi
  • Part 3: Nói học kèm với Writing task 2

2.4. WRITING

2.4.1. Task 1

  • Học lại các cụm từ mô tả theo từng dạng bài
  • Dùng 5 phút để paraphrase và định hướng bài viết
  • Chỉ dành đúng 20 phút cho task 1. 

2.4.2. Task 2

  • Không cần Idea quá hay mà hãy chú ý vào tính mạch lạc, logic của bài viết
  • Mỗi đoạn chỉ cần viết 5 câu theo cấu trúc IDEA- EXPLAIN- EXAMPLE
  • Chú trọng collocation, ít nhất là 7 collocation hay academic words cho mỗi chủ đề và áp dụng vào bài essays để có cơ hội kiếm điểm cao.